Trần nhà giật cấp là một trong những kiểu thiết kế giúp mang lại độ sâu cho ngôi nhà. Vậy cụ thể thì trần giật cấp có bao nhiêu loại, và đặc điểm của từng loại như thế nào? Hãy cùng với Picomat Sài Gòn tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
Khái niệm, đăc điểm và phân loại của trần nhà giật cấp
Trần giật cấp là gì?
Đây là kiểu trần nhà có hình dạng khối, các lớp được xếp chồng lên nhau. Có tác dụng tạo độ sâu cho căn hộ, giúp tăng độ cuốn hút và mang lại cảm giác rộng rải cho không gian. Ngoài ra, bạn cũng có thể tậm dụng trần giật cấp để che đi hệ thống đường dây trong nhà, giúp tăng độ thẩm mỹ cho căn nhà.
Phân loại trần giật cấp
Hiện nay trần giật cấp được chia thành 2 loại dựa theo thiết kế và chất liệu. Trong 2 loại này, lại được chia thành nhiều loại nhỏ hơn.
Dựa theo thiết kế: Có 2 loại nhỏ
Trần giật cấp kín: Bề mặt trần được thường được tạo bởi 2 đến 3 lớp, được thi công liền mạch, không kẽ hở. Được thiết kế với nhiều hình khối khác giúp trần trở nên vô cùng hút mắt.
Trần giật cấp hở: Là kiểu thiết kế mà tại các vị trí phân cấp lớp có chưa ra khe hở. Đèn led luôn là sự lựa chọn đi kèm khi thiết kết trần kiểu này, đèn led sẽ giúp không gian trở nên lung linh hơn.
Xem thêm: Cách phân biệt nhựa PVC và nhựa PS
Dựa theo chất liệu: Có các loại sau
Trần giật cấp bằng tấm nhựa: Sử dụng tấm nhựa PVC, PS, SPC… để tạo trần. Trần giật cấp thông thường đã có thiết kế độc đáo, khi kết hợp với tấp nhựa ốp trần sẽ giúp không gian càng trở nên nổi bật hơn.
Trần giật cấp thạch cao: Là loại trần sử dụng tấm thạch cao để làm trần. Tuy nhiên, để lắp được trần này thì đòi hỏi người thờ phải có nhiều kinh nghiệm, và cần phải vô cùng tỉ mỉ.
Trần gỗ giật cấp: Là loại trần sử dụng tấm ván gỗ công nghiệp hoặc tấm nhựa giả gỗ để lắp đặt. Ván gỗ sẽ được cố định lên trần nhờ bộ khung xương cao thấp khác nhau, giúp tạo nên các hình khối vô cùng độc đáo.
Trần giật cấp tôn: Tôn là một trong những vật liệu vô cùng quen thuộc, sử dụng tôn để làm trần cấp cũng là một trong những sử dụng lựa chọn được nhiều người yêu tích, đặc biệt là tấm tôn giả gỗ.
Trần giật cấp nhôm: Trần nhôm có thể chịu được độ ẩm cao, phù hợp với những khu vực có tiết trời ẩm. Nhôm khi được thiết kế trần sẽ được thiết kế 3D, hiệu ứng chìm nổi của từng tấm trần nhồm được thiết kế vô cùng tinh tế, giúp nâng cao giá trị của ngôi nhà.
Lý do vì sao trần nhựa giật cấp lại được ưa chuộng?
Trong các loại trần giật cấp kể trên, thì trần nhựa giật cấp là lại trần được rất nhiều người ưa chuộng, bởi những ưu điểm nổi bật sau:
Trọng lượng nhẹ, dễ lắp đặt: So về trọng lượng thì tấm nhựa ốp trần có trọng lượng nhẹ hơn các trần giật cấp gỗ, thạch cao, tôn nhôm.
Khả năng chịu nước, dễ vệ sinh: Tấm nhựa có khả năng kháng nước tuyệt đối 100%. Việc vệ sinh tấm nhựa cũng rất dễ dàng, mà không mất nhiều thời gian.
Không lo ẩm mốc, mối mọt: Tấm nhựa có khả năng chống côn trùng, mối mọt vô cùng tốt. Sử dụng trần nhựa giật cấp sẽ giúp bạn không cần phải lo vấn đề này.
Mẫu mã đa dạng, đẹp mắt: Tấm nhựa có nhiều mẫu mã và màu sắc vô cùng đa dạng. bạn có thể chọn trần giật cấp bằng tấm nhựa vân đá, vân gỗ…. vô cùng chân thật. Trần nhựa có thời gian sử dụng cao lên đến 20 đến 30 năm
Khả năng chống cháy lan tốt: Tấm nhựa là một trong số ít loại vật nội thất có khả năng chống cháy tốt, không những vật tấm nhựa còn giúp ngăn chặn lửa lan sang các vật dụng khác nếu có hỏa hoạn xảy ra.
An toàn với sức khỏe của người sử dụng: Được chế tạo từ nhựa nguyên sinh, đạt chuẩn RoHS, là một trong những loại vật liệu thân thiện với mội trường, an toàn với sức khỏe của người sử dụng.
Trên đây là bài viết về trần nhà giật cấp. Nếu bạn còn gì thắc mắc về tấm nhựa PVC, bạn có thể liên hệ với Chúng tôi thông qua thông tin liên hệ dưới đây:
Địa chỉ: Số 6 Thành Mỹ, phường 8, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: (028).66.522.555 – Hotline: (0973).81.81.38 (Mr.Khanh)
Email: ankhanh99@gmail.com